Từ nguyên Thái_tử

Văn hóa Đông Á

Nguyên chữ [Thái; 太] trong danh hiệu mang nghĩa là "người con lớn nhất". Vào thời Tiên Tần, Trữ quân của nhà Chu hay các chư hầu lớn như nước Sở cũng đều xưng là Thái tử, biểu thị khác với các Vương tử khác và là người sẽ thừa kế trong tương lai.

Khi nhà Hán thành lập, con trai các Chư hầu mang tước Vương ban đầu được gọi là [Vương thái tử]. Tuy nhiên, do như vậy sẽ bị nhầm lẫn với [Hoàng thái tử], người sẽ kế vị Hoàng đế nên triều đình nhà Hán quy định sửa danh hiệu cho Trữ quân của Chư hầu Vương thành [Vương thế tử]. Từ đó về sau, các quân chủ chư hầu khi chọn Trữ quân đều gọi là Thế tử, dĩ nhiên cũng có những vương quốc không xưng chư hầu thì đều gọi là Thái tử như cũ.

Về ý nghĩa, chữ ["Thái tử"] ý là "Con trai của Hoàng đế và sẽ kế vị", do đó quan hệ giữa Thái tử và quân chủ đều là quan hệ cha con. Nếu người kế vị là cháu hoặc anh / em trai của quân chủ, tước hiệu này thường phải đổi để tương ứng bối phận, ví dụ như Hoàng thái đệ (皇太弟) nếu người thừa kế là em trai, hoặc Hoàng thái tôn (皇太孙) nếu là cháu trai.

Những trường hợp thay đổi đều phải cụ thể và quy định rõ ràng, cũng không hoàn toàn theo quy tắc cố định nào, ví dụ như hiện tại, hoàng gia Nhật Bản công bố Thu Tiểu cung Văn Nhân Thân vương là Trữ quân cho anh trai mình là Thiên hoàng Naruhito, ông không được gọi là ["Hoàng thái đệ"], mà được gọi với tôn xưng là [Hoàng tự điện hạ; 皇嗣殿下; こうしでんかKoshidenka], trong đó ["Tự"] có nghĩa là thừa kế, kế nhiệm.

Văn hóa Châu Âu và khu vực khác

Tại các quốc gia Châu Âu, hầu hết các quốc gia này đều xưng tước Vương, và tuy có cụm ["Crown Prince"] ám chỉ đến người thừa kế, nhưng ở ngôn ngữ tiếng Anh nó luôn là một cụm danh từ như Trữ quân chứ không phải là tước vị. Những Trữ quân của họ đều có tước vị cụ thể, như Thân vương xứ Wales của nước Anh, Le Dauphin của nước Pháp, Tsesarevich của Đế quốc Nga hay Vua La Mã Đức của Thánh chế La Mã. Đặc biệt các tước vị này đều không thay đổi vai vế (kiểu phải gọi Thái đệ nếu là em trai Vua của Đông Á), dù vai vế Trữ quân có ra sao so với Quân chủ đi nữa thì tước hiệu này vẫn sẽ không đổi, nên khi gọi Trữ quân của các quốc gia này đều dùng tước hiệu cụ thể ấy để gọi, tự hiển nhiên người ta sẽ hiểu người đó là Trữ quân của quốc gia đó.

Vì lý do này, khi dịch thuật các Trữ quân của Châu Âu như Anh và Pháp, ít khi dùng Thái tử hoặc Thế tử, tuy nhiên ở những nước như Thụy ĐiểnNa Uy thì chính thức dùng "Crown Prince" như một tước hiệu dành cho Trữ quân, với tiếng bản địa là [Kronprins]. Sang thế kỉ 18thế kỉ 19, ở Châu Âu xuất hiện hai danh vị có thể trực tiếp hiểu thành Thái tử, là Prince Imperial của Đế quốc Brazil hay Prince Royal của Vương quốc Pháp thời kỳ Cách mạng PhápVương quốc Bồ Đào Nha thời kỳ cận hiện đại.

Ở Châu Âu đặc biệt có chế độ Thân vương quốc, khi một Thân vương (Prince) cai trị như một Quốc vương, và người kế vị được gọi là [Hereditary Prince], lúc này có thể sử dụng danh vị Thế tử như một tước vị đăng đối để sử dụng trong dịch thuật. Ở các quốc gia Trung Đông, các Trữ quân cũng có những tước hiệu riêng khá tương đồng với Thái tử và Thế tử, và khi dịch tiếng Anh cũng đều dịch thành ["Crown Prince"] nói chung, cụ thể như: